Xây dựng nhà thép tiền chế như thế nào?

Với những tín đồ đam mê các công trình được thiết kế từ thép tiền chế thì việc xây dựng nhà tiền chế như thế nào đã không còn quá xa lạ với họ. Tuy nhiên, nếu bạn không có nhiều hiểu biết trong lĩnh vực này thì có lẽ quy trình xây dựng nhà tiền chế ra sao vẫn còn là một khái niệm xa lạ đối với bạn. Phạm vi bài viết sau sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin xung quanh quy trình xây dựng nên một công trình được làm từ thép tiền chế.

Xây dựng nhà thép tiền chế như thế nào?

Quy trình xây dựng nên một ngôi nhà bằng thép tiền chế gồm có 3 công đoạn chính:

Khâu 1. Thiết kế

Bao gồm thiết kế bản vẽ kiến trúc và bản vẽ gia công.

-Bản vẽ kiến trúc: bao gồm việc trình bày những giải pháp thiết kế cho công trình, tư vấn, đánh giá và phân tích tình hình để có thể lựa chọn được giải pháp tối ưu về giá cũng như nhu cầu của chủ đầu tư. Cuối cùng, phương pháp thiết kế kiến trúc, vật liệu, kết cấu sẽ được hoàn thiện và thể hiện đầy đủ ý đồ trên bản vẽ mặt cắt, mặt đứng, bằng, mặt đứng, phối cảnh.

-Bản vẽ gia công: sau khi bản vẽ kiến trúc được phê duyệt, bản vẽ gia công sẽ được thiết kế chi tiết và thể hiện đầy đủ số liệu ở đó. Bản vẽ gia công thể hiện sai chi tiết có thể dẫn đến những sai phạm nghiệm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình, do đó khâu thể hiện bản vẽ gia công đòi hỏi phải có sự tỉ mỉ và tính kỷ luật cao khi thể hiện.

Khâu 2. Gia công

Quy trình gia công bao gồm các công đoạn chính như:

-Cắt: bao gồm việc đưa các tấm thép vào máy cắt theo đúng bản vẽ gia công để tạo nên những phôi thép rời. Sua khi được vát mép, các kỹ thuật viêm sẽ tiến hành hàn đối đầu 2 phôi thép lại với nhau.

-Gia công bản mã: đây là khâu đục lỗ cho các bản mã , dùng bu lông để gắn kết chúng lại với nhau.

-Ráp: các thành phần kết cấu thép sẽ được bo cạnh và nắn thẳng, sau đó được đưa vào máy ráp thành cấu kiện bởi những mối hàn tạm.

-Hàn: hàn hồ quang chìm tự động để kết nối các cấu kiện thành một thể thống nhất.

-Nắn: trong quá trình hàn, các cấu kiện có thể bị vênh, do đó các mặt vênh sẽ được nắn lại bằng động cơ thủy lựcđể đảm bảo độ chính xác khi lắp dựng.

-Ráp bản mã: là cách cưa hai đầu cấu kiện của bản mã rồi đính bản mã vào thân kèo.

-Vệ sinh: các cấu kiện sẽ được làm sạch và tạo độ nhám kỹ thuật ban đầu để lớp sơn có được độ bám cao và chịu được tác động của môi trường.

-Sơn: ước tính có khoảng 30% tuổi thọ của các công trình được quyết định bởi lớp sơn phủ bên ngoài. Lớp sơn sẽ bao gồm 3 lớp sơn phủ, một lớp chống sét, một lớp bao phủ.

Khâu 3. Lắp dựng

Khâu này yêu cầu kỹ phải đọc hiểu được sơ đồ bố trí từng chi tiết và thứ tự lắp dựng bên trong bản vẽ nhằm đảm bảo an toàn và chất lượng cho công trình. Giai đoạn này sẽ được hỗ trợ đắc lực bởi các máy cẩu để đưa cấu kiện lên cao. Khâu lắp dựng gồm những giai đoạn sau:

-Kiểm tra, khảo sát, lập kế hoạch, chuẩn bị trang thiết bị, giao nhận và bảo quản vật liệu tại công trình.

-Lên kế hoạch giám sát, kiểm tra và đôn đốc thực hiện.

-Lắp cột gian khóa cứng.

-Lắp đặt các dầm kèo.

-Lắp xà gồ, khung kèo, chống xà gồ, kèo đầu hồi.

-Kéo tôn và lợp mái.

-Lắp tôn vách, xà gồ vách, ống xối.

-lắp cửa và các phụ kiện khác.

-Kiểm và đánh giá chất lượng của công trình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *